ĐẠI HỘI TRIẾT HỌC THẾ GIỚI LẦN THỨ XXIII

ĐẠI HỘI TRIẾT HỌC THẾ GIỚI LẦN THỨ XXIII: TRIẾT HỌC VỚI TÍNH CÁCH LÀ SỰ NHẬN THỨC VÀ LỐI SỐNG

(Philosophy as Inquiry and Way of Life)

PGS.TSKH. Lương Đình Hải

Đại hội Triết học thế giới được tổ chức 5 năm một lần, do Liên đoàn các Hội triết học quốc tế (FISP) phối hợp với một trong số các Hội thành viên tổ chức tại quốc gia của thành viên ấy. Đại hội lần thứ XXIII sẽ diễn ra từ ngày 4 đến ngày 10 tháng Tám năm 2013 tại Trường Triết học thuộc Đại học Tổng hợp Aten, thủ đô Aten, Hy Lạp do Hội triết học Hy lạp đăng cai tổ chức.

Đại hội lần này có thêm những mục tiêu bổ sung sau đây:

–           Nhận thức các nền triết học truyền thống trên thế giới và so sánh sự đóng góp đa dạng và sự làm phong phú lẫn nhau của chúng ở các thời kỳ lịch sử.

–           Phản ánh các nhiệm vụ và hoạt động của triết học trong thế giới hiện đại, điểm lại những đóng góp, những cầu vọng, và những khoảng trống trong tri thức triết học có liên quan đến các bộ môn khác, đến các hoạt động chính trị, tôn giáo, xã hội, kinh tế, công nghệ, v.v… và với các nền văn hóa và truyền thống khác nhau.

–           Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phản tư triết học đối với các luận thuyết về những vấn đề toàn cầu mà nhân loại đang lo lắng.

Do lịch sử văn hóa và vị trí địa lý của mình Aten là nơi lý tưởng cho sự gặp gỡ của các trường phái tư tưởng từ khắp thế giới. Chủ đề chính của Đại hội lần thứ XXIII: Triết học với tính cách là sự nhận thức và lối sống, nhấn mạnh cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn, gợi lại tuyên bố của Xôcrat rằng cuộc sống không nhận thức không phải là cuộc sống đáng giá.

Đại hội lần thứ XXIII sẽ thảo luận về bản chất, vai trò và trách nhiệm của triết học và của các nhà triết học đương đại. Đâị hội sẽ lưu tâm đặc biệt đến các vấn đề, các xung đột, bất bình đẳng và bất công có liên quan đến sự phát triển của nền văn minh trên hành tinh – nền văn minh khoa học-công nghệ và đa văn hoá.

Theo truyền thống của các kỳ Đại hội chủ đề chính của Đại hội lần này sẽ được mở rộng trong 4 hội nghị toàn thể và 7 hội nghị chuyên đề[1] sau đây:

CÁC HỘI NGHỊ TOÀN THỂ:

  1. Phương pháp triết học
  2. Triết học và khoa học
  3. Triết học với tính cách là sự uyên bác (wisdom) thực tiễn
  4. Triết học và hoạt động xã hội

CÁC HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ:

  1. Sự xác thực (relevance) của triết học Hi lạp cổ đại hiện nay
  2. Thần ái tình (eros)
  3. Triết học và các tôn giáo
  4. Nghệ thuật và văn hóa
  5. Công nghệ và môi trường
  6. Các khuynh hướng hiện nay trong Nhận thức luận
  7. Triết học Hi lạp cận và hiện đại

CÁC TIỂU BAN:

Dự kiến Đại hội sẽ có 75 tiểu ban chuyên môn[2]:

  1. Mỹ học và triết học nghệ thuật
  2. Triết học Hi lạp cổ đại
  3. Triết học tiền Xôcrat
  4. Triết học kinh điển Hi lạp

iii.    Triết học Hi lạp hoá

  1. Triết học Platon mới
  2. Đạo đức sinh học
  3. Triết học Phật giáo
  4. Đạo đức kinh doanh
  5. Triết học La mã
  6. Triết học Cơ đốc giáo
  7. Triết học so sánh và triết học liên văn hóa
  8. Triết học Khổng tử
  9.  Triết học đương đại
  10.  Triết học môi trường
  11.  Triết học hiện sinh
  12.  Đạo đức học
  13.  Lịch sử triết học
  14.  Quyền con người
  15.  Triết học Ấn độ
  16.  Triết học Hồi giáo
  17.  Triết học Do thái
  18.  Lô gic học
  19.  Đạo đức y học
  20.  Triết học Trung cổ
  21.  Siêu triết học (metaphilosophy)
  22.  Siêu hình học
  23.  Triết học Hi lạp cận và hiện đại
  24.  Tâm lý học đạo đức
  25.  Bản thể luận
  26.  Hiện tượng luận
  27.  Nhân học triết học
  28.  Tiếp cận triết học về giới
  29.  Thông diễn học triết học
  30.  Những vấn đề triết học về chủng tộc
  31.  Truyền thống triết học của châu Phi
  32.  Truyền thống triết học của châu Á và Thái bình dương
  33.  Truyền thống triết học châu Âu
  34.  Truyền thống triết học Mỹ La tinh
  35.  Truyền thống triết học Bắc Phi và Trung Cận Đông
  36.  Truyền thống triết học Bắc Mỹ
  37.  Triết học và ngôn ngữ học
  38.  Triết học và văn học
  39.  Triết học và truyền thông đại chúng.
  40.  Triết học và truyền thống truyền miệng tri thức
  41.  Triết học và tâm lý học phân tích
  42.  Triết học trẻ em
  43.  Triết học hành động
  44.  Triết học khoa học nhận thức
  45.  Triết học truyền thông và thông tin
  46.  Triết học văn hóa
  47.  Triết học phát triển
  48.  Triết học kinh tế
  49.  Triết học giáo dục
  50.  Triết học về toàn cầu hóa
  51.  Triết học lịch sử
  52.  Triết học ngôn ngữ
  53.  Triết học về luật pháp
  54.  Triết học lô gíc
  55.  Triết học toán học
  56.  Triết học về trí tuệ
  57.  Triết học tự nhiên
  58.  Triết học về các khoa học thần kinh
  59. Triết học vật lý
  60.  Triết học tôn giáo
  61.  Triết học về khoa học
  62.  Triết học thể thao
  63.  Triết học công nghệ
  64.  Triết học về  thể xác
  65.  Triết học về các khoa học sự sống
  66.  Triết học các khoa học xã hội
  67.  Triết học giá trị
  68.  Triết học chính trị
  69.  Triết học phục hưng và triết học cận đại
  70.  Triết học Nga
  71.  Triết học xã hội
  72.  Triết học đạo giáo
  73.  Giảng dạy triết học (teaching philosophy)
  74.  Lý luận về tri thức và nhận thức luận.

Ngoài ra, dự kiến có ít nhất 3 buổi thuyết trình được mời nhằm tưởng nhớ 3 nhà triết học nổi tiếng trong quá khứ là: Ibn Roshd, Maimonide, Kierkegaard.

ĐIỀU KIỆN GỬI BÀI

Bài viết tham dự Đại hội triết học thế giới có thể gửi qua e-mail theo địa chỉ dưới đây: secretariat@wcp2013.gr. Trong trường hợp đặc biệt có thể gửi bản giấy in với  dòng cách đôi đến địa chỉ sau: Hellenic Organizing Committee 23rd World Congress of Philosophy, School of Philosophy – University of Athens, ELTA  – University Campus 5th Floor, office 501-02, 15703 Zografos-Greece.

Báo cáo với dung lượng khoảng 1800 từ có kèm bản tóm tắt khoảng 200 từ. Báo cáo phải ghi rõ cả tên tiểu ban (danh sách 75 tiểu ban đã nói trên) mà tác giả bài muốn trình bày và thứ ngôn ngữ được viết trong bài và muốn trình bày trong Đại hội. Theo quy định Đại hội sẽ sử dụng 5 thứ tiếng thông dụng: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Nga và tiếng nước sở tại, tiếng Hi lạp.

Uỷ ban quốc tế về chương trình của Đại hội giữ quyền tiếp nhận hoặc không tiếp nhận bài trên cơ sở tiêu chuẩn chất lượng. Chỉ những bài mang tính triết học mới được xem xét đưa vào chương trình.

Các bài và các đề xuất tổ chức hội thảo bàn tròn, quảng cáo đều gửi theo địa chỉ nêu trên. Ủy ban quốc tế về chương trình sẽ quyết định các chủ đề riêng của các tiểu ban được đề xuất. Những ai đề xuất tổ chức hội thảo bàn tròn cũng cần lưu ý rằng hội thảo bàn tròn phải gồm những người thuyết trình ít nhất từ ba nước khác nhau và những người tham gia phải được đăng ký với Đại hội. Những người tổ chức và chủ đề của hội thảo bàn tròn phải được Ủy ban quốc tế về chương trình của Đại hội chấp thuận. Các đề xuất về workshop và về các tiểu ban cho sinh viên cũng sẽ được xem xét. Các hội thành viên của FISP muốn tổ chức hội họp trong Đại hội thì kính mời đệ đơn lên Ban tổ chức Hi lạp trước ngày 1 tháng sáu 2012. Số lượng tiểu ban chuyên đề giành cho các hội thành viên có thể sẽ bị giới hạn.

CÁC THỜI ĐIỂM CẦN LƯU Ý

Ngày 1 tháng 10 năm 2012 là thời hạn cuối cùng nộp bài và gửi đề xuất hội thảo bàn tròn, workshops và tiểu ban sinh viên. Các bài báo cáo và đề xuất vẫn được tiếp nhận sau thời hạn ấy, nhưng phải trước ngày 1 tháng 2 năm 2013, có thể được chấp thuận nếu như vẫn còn chỗ trống.

Lệ phí Đại hội là 200 erô nếu đăng ký trước ngày 1-10-2012; 225 erô nếu đăng ký trước ngày 1-2-1013; 250 erô nếu đăng ký sau ngày 1-2-2013; 100 erô cho người đi cùng; 50 erô đối với sinh viên. Mẫu giấy đăng ký đại biểu và thể thức cụ thể có thể tải từ website chính thức của Ban tổ chức Đại hội http://www.wcp2013.gr

Tại Đại hội triết học lần thứ XXII ở Seoul, Hàn Quốc, đã có 5 đại biểu Việt Nam tham dự, có 8 bài được gửi đến Ban tổ chức Đại hội và đều được tiếp nhận. Đấy là số lượng lớn nhất từ khi Việt Nam tham dự Đại hội. Hy vọng lần này số bài và số đại biểu tham dự sẽ nhiều hơn.

Nguồn: WWW.WCP2013.GR

[1] Đại hội lần thứ XXII (tổ chức năm 2008) có 4 hội nghị toàn thể và 5 hội nghị chuyên đề.

[2] Đại hội lần thứ XXII có 54 tiểu ban.