GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN TRIẾT HỌC

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN TRIẾT HỌC

Trụ sở chính của Viện (số 59 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội)

 

I. Chức năng của Viện Triết học

Viện Triết học (tên tiếng Anh: Institute of Philosophy) có chức năng nghiên cứu những vấn đề về sự phát triển của Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới góc độ triết học, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng thế giới quan khoa học và phương pháp luận khoa học; tổ chức tư vấn và đào tạo sau đại học về triết học; tham gia phát triển tiềm lực khoa học xã hội trong cả nước.

II. Nhiệm vụ của Viện Triết học:

1. Trình Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm, hàng năm và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

2. Nghiên cứu những vấn đề triết học nảy sinh từ thực tiễn của Việt Nam, đặc biệt là những vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường phát triển của Việt Nam.

3. Kết hợp nghiên cứu với đào tạo trong lĩnh vực triết học; thực hiện đào tạo sau đại học theo quy định của pháp luật; tham gia phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo yêu cầu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

4. Thực hiện tư vấn khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Viện.

5. Tổ chức hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đào tạo theo quy định hiện hành.

6. Trao đổi thông tin khoa học với các cơ quan trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; xây dựng và quản lý tư liệu, thư viện của Viện; xuất bản các ấn phẩm khoa học, phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học, truyền bá các kiến thức khoa học tới quảng đại quần chúng.

7. Ký kết, thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học với các tổ chức cơ quan nghiên cứu khoa học và các nhà khoa học trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và của Viện khoa học xã hội Việt Nam.

8. Quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế, tài sản và kinh phí của Viện theo các quy định, chế độ của Nhà nước và của Viện khoa học xã hội Việt Nam

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

III. Cơ cấu tổ chức

Viện hiện có: Viện trưởng và 2 Phó Viện trưởng, Hội đồng khoa học gồm 9 thành viên, 10 phòng nghiên cứu, 3 phòng chức năng và Tạp chí Triết học; với 50 người gồm: 9 Phó giáo sư, 1 tiến sĩ khoa học, 16 tiến sĩ và 17 thạc sĩ.

Quyền Viện trưởng: PGS,TS. Phạm Văn Đức

Phó Viện trưởng: PGS,TSKH. Lương Đình Hải

Phó Viện trưởng: PGS,TS. Nguyễn Ngọc Hà

Thành phần Hội đồng khoa học Viện Triết học nhiệm kỳ 2005 – 2010 gồm:

Chủ tịch Hội đồng: PGS,TS. Phạm Văn Đức

Thư ký Hội đồng: PGS,TSKH. Lương Đình Hải

Các uỷ viên bao gồm:

PGS,TS. Nguyễn Ngọc Hà

PGS,TS. Đặng Hữu Toàn

PGS,TS. Vũ Văn Viên

PGS,TS. Nguyễn Văn Phúc

PGS,TS. Phạm Thị Ngọc Trầm

PGS,TS. Nguyễn Đình Tường

TS. Hoàng Thị Thơ

Các phòng nghiên cứu gồm có:

Phòng Triết học Mác – Lênin

Trưởng phòng: PGS, TS. Nguyễn Ngọc Hà

Phó Trưởng phòng: TS. Nguyễn Hữu Đễ

Phòng Triết học xã hội

Trưởng phòng: PGS,TSKH. Lương Đình Hải

Phòng Triết học Việt Nam

Trưởng phòng: PGS,TS. Trần Nguyên Việt

Phòng Triết học phương Đông

Trưởng phòng: TS. Hoàng Thị Thơ

Phòng Triết học phương Tây

Trưởng phòng: PGS,TS. Nguyễn Đình Tường

Phòng Mỹ học và Đạo đức học

Trưởng phòng: PGS,TS. Nguyễn Văn Phúc

Phòng Lôgic học

Trưởng phòng: PGS,TS. Vũ Văn Viên

Phòng Triết học Văn hoá

Trưởng phòng: TS. Nguyễn Huy Hoàng

Phó Trưởng phòng: TS. Đỗ Lan Hiền

Phòng Triết học Chính trị

Phòng Triết học trong khoa học công nghệ và môi trường

Các phòng phục vụ nghiên cứu:

Thư viện

Giám đốc: Ths. Lê Ngọc Anh

Các phòng giúp việc Viện trưởng:

Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo

Trưởng phòng: TS. Nguyễn Văn Thức

Phòng Hành chính – Tổng hợp

Trưởng phòng: KS. Trần Xuân Phượng

Tạp chí Triết học:

Tổng biên tập: PGS,TS. Phạm Văn Đức

Phó tổng biên tập: PGS,TS. Đặng Hữu Toàn

Trưởng Phòng Biên tập – Trị sự: TS. Nguyễn Đình Hoà

Phó trưởng Phòng Biên tập – Trị sự: CN. Nguyễn Kim Dung

Các thành viên Hội đồng biên tập bao gồm:

PGS,TS. Phạm Văn Đức – Chủ tịch Hội đồng

GS,TS. Nguyễn Trọng Chuẩn – Uỷ viên Hội đồng

GS, TS. Đỗ Huy Hùng – Uỷ viên Hội đồng

GS,TS. Lê Hữu Tầng – Uỷ viên Hội đồng

GS,TS. Nguyễn Tài Thư – Uỷ viên Hội đồng

PGS,TSKH. Lương Đình Hải – Uỷ viên Hội đồng

PGS,TS, Nguyễn Văn Phúc – Uỷ viên Hội đồng

PGS,TS. Đặng Hữu Toàn – Uỷ viên Hội đồng

PGS,TS. Phạm Thị Ngọc Trầm – Uỷ viên Hội đồng

PGS,TS. Vũ Văn Viên – Uỷ viên Hội đồng

TS. Nguyễn Đình Hoà – Uỷ viên Hội đồng

III. Các phương hướng hoạt động chính

* Nghiên cứu:

Viện Triết học tập trung vào các hướng nghiên cứu sau:

Những vấn đề triết học xã hội: những vấn đề do thực tiễn xã hội Việt Nam đặt ra, nhất là những vấn đề của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế; triết lý phát triển của Việt Nam.

Những vấn đề triết học trong các khoa học, công nghệ và môi trường.

Những vấn đề của lôgíc học: từ lôgíc học truyền thống đến lôgíc học hiện đại

Những vấn đề về phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội.

Văn hoá, văn minh và văn hoá học.

Những vấn đề mỹ học và đạo đức học.

Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam.

Triết học của các nước phương Đông (Trung Quốc, ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, v.v.).

Triết học của các nước phương Tây.

* Đào tạo:

Trong những năm gần đây, do sự hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng, nhiều cán bộ của Viện đã được cử sang học tập, trao đổi khoa học, tham dự các hội thảo quốc tế ở các nước và vùng lãnh thổ như ấn Độ, Canada, Đài Loan, Hàn Quốc, Inđônêxia, Malaixia, Mỹ, Nhật Bản, Nga, Ôxtrâylia, Pháp, Thái Lan, Trung Quốc, Xigapo, v.v..

Nhiều học giả nước ngoài cũng đã đến thăm, tham dự hội thảo hoặc làm việc trong thời gian dài tại Việt Nam. Nhiều đề tài do cán bộ trong Viện làm chủ biên đã nhận được sự tài trợ của nước ngoài.

* Các ấn phẩm  chính:

Kể từ khi thành lập đến nay, Viện Triết học đã xuất bản nhiều chuyên khảo về các lĩnh vực: lịch sử tư tưởng Việt Nam; lịch sử triết học phương Đông; lịch sử triết học phương Tây; mỹ học; đạo đức học; duy vật biện chứng; lôgíc học và triết học trong khoa học tự nhiên, công nghệ và môi trường; đặc biệt đã có nhiều công trình về những vấn đề triết học nảy sinh từ thực tiễn Việt Nam; trong số đó, một số công trình đã được dịch và in bằng tiếng nước ngoài hoặc được nước ngoài dịch.

Tạp chí Triết học hiện ra 12 số 1 năm. Kể từ năm 1973 đến nay, Tạp chí đã in tổng cộng gần 3000 bài, trong đó có gần 2000 bài nghiên cứu, hàng trăm bài tổng thuật chuyên đề, phê bình và giới thiệu sách.