LUẬN LÝ KHÍ CỦA LÊ QUÝ ĐÔN (Tiếp theo)

LUẬN LÝ KHÍ CỦA LÊ QUÝ ĐÔN (Tiếp theo)

LÂM NGUYỆT HUỆ (*)

 

Cái mà Lê Quý Đôn gọi là “thiên địa”, tức chỉ nguyên lý cơ bản mà vũ trụ sáng tạo “càn khôn”, chính là thế giới tự nhiên. Từ càn nguyên mà nói, trời là nguyên lý sáng tạo nên cái sinh vạn vật; về khôn nguyên mà nói, địa là nguyên lý chung thành, tức là cái nguyên liệu sinh ra vạn vật. Lê Quý Đôn đã dùng cái đức càn khôn mà khí hoá âm dương, vì sự sáng tạo ra trời đất không ngừng ấy là cái khí của thái cực hỗn nguyên, trong đó có lý. Theo đó, trời thuộc khí dương, đất thuộc khí âm, hoặc trời thuộc thanh khí, đất thuộc trầm khí. Vì vậy, càn ý chỉ “trời”, về khí, đó là cái khí vô hình; khôn chỉ “đất”, xét về “hình” là cái khí có thể thấy được. Trong sự hỗn độn của hai khí âm dương, trời là khí, còn đất là hình, trời đất do đó mà thành. Còn nói về sự tạo thành vạn vật, tất cả đều là “bẩm khí ô thiên, thành hình ô địa”. Tư duy này nghĩa là, trời đất có trong khí hoá âm dương, đây là mô thức luận khí hoá vũ trụ truyền thống. Chu Tử cũng có cách nói tương tự, ông nói: “Thiên dĩ khí nhi y địa chi hình, địa dĩ nhi phục thiên chi khí”(26); “thiên địa sơ gian tắc chỉ thị âm dương chi khí”,”khinh thanh giả vi thiên, trọng trọc giả vi khí“(27). Thực tế, Lê Quý Đôn nói về khí và hình trong thiên địa chính là “khí” và “chất” mà Chu Tử và Tân Nho học đề cập đến; khí là khí vô hình, khí vô hình tích tụ lại sẽ thành “chất” (hình), nên vũ trụ vạn vật đều từ “hình” (chất), “khí” tổ hợp thành.

Đối với quan điểm “trời đất được sinh ra như thế nào”? Lê Quý Đôn cũng giải thích bằng tư duy “thể, “dụng”: “Thiên thuộc dương, địa thuộc âm, dương chủ động, âm chủ tĩnh thử phân phối chi ngôn nhĩ. Thiên chi dụng thường cần, kỳ thể vị thường bất tĩnh; địa chi thể thường tĩnh, kỳ dụng vị thường bất động. Thiên nhi bất tĩnh, tắc tử duy hà dĩ yên cố? Thất chính hà dĩ phụ lệ? Địa nhi bất động, tắc chỉ thị khối thiên nhất vật, nhi sinh ý có hồ tức hĩ. Thiên, hình động nhi khí tĩnh; địa hình tĩnh nhi khí động”(28).

Lê Quý Đôn có sự bàn luận sâu sắc về sự hình thành vạn vật. Đó là, hai khí âm dương trao đổi động lực lẫn nhau, làm cho vạn vật vũ trụ sinh sống không ngừng. Lê Quý Đôn vận dụng kết cấu tư duy thể dụng của Chu Tử để chỉ ra rằng, trời nhờ dương khí để hoạt động, nhưng bản thể của nó vị thường không tĩnh, là bản thể của chất chí tĩnh nên thế giới nhân văn như bốn chiều, bảy chính mới có thể yên vị. Cũng như vậy, đất thuộc về âm khí, nhưng không phải là một vật khối không vận động. Cái hình thể của nó tuy là tĩnh, nhưng vẫn có riêng giao cảm của hai khí âm dương mà thành. Như vậy, Lê Quý Đôn chủ trương “thiên tĩnh địa động”.

3. Sự biến đổi đa dạng của phong khí

Đối với sự tổ hợp và sinh thành trời đất, Lê Quý Đôn dùng sự hỗn độn của hai khí âm dương để giải thích. Đặc biệt, do đặc thù trời đất, sự sinh thành, biến hoá trong thế giới tự nhiên tại khu vực Vĩnh Nam ở phía Nam Trung Quốc biểu hiện rõ rệt hơn cả. Lê Quý Đôn đã có nhiều quan sát lý thú về diện mạo đa dạng của trời và khí thế giới tự nhiên. Nhận định của Lê Quý Đôn về sự biến đổi của phong khí là một ví dụ điển hình, ông viết: Thiên chi hạ, địa chi thượng, giai phượng khí dã. Cận nhân chi xứ, bất kiến hữu phong cái vi chúng vật sở chướng ngại, sinh ý sở dụng tán. Sảo cao, tắc phong đại; cực cao tắc phong du đại nhi cương táo lữ. Thư như sơn hạ tham thổ, nhân tạc chí thượng dư, sơ ưu nhuyến nhuận, tổng xuất địa thượng, sứ dĩ thành thạch, khỉ phi kiến phong nhi cương. Anh nhi tại mẫu phục, chỉ thị nhất khối huyết bào, sơ sinh tiện kiên, thực diện kỳ lý dã. Thiên khí hạ giáng, địa khí thượng đằng, thiên địa chi khí giai sinh ý dã, phong khí chu huyền kỳ gian, vô thời bất hữu, phi động thần hữu, tịnh thần vô dã(29). Ở đây, Lê Quý Đôn đã chỉ ra rằng, giữa trời đất lúc nào cũng là sự lưu biến của khí. Riêng về cái khí vô hình của trời, cái cụ thể nhất có thể cảm nhận được chính là “phong”. Ông gọi đó là “phong khí”. Từ quan sát hiện tượng tự nhiên, ông thấy rằng ở trên cao, vì không có chướng ngại vật nên gió to, đến chỗ cực cao thì có hiện tượng phong hoá. Cũng như vậy, hướng xuống đất, đất sâu thì mềm, phía trên mặt đất thành đá cũng có liên quan ít nhiều đến phong hoá. Theo suy đoán này, trẻ em khi mới được sinh ra cũng là biến hoá của khí “phong”. Nên theo Lê Quý Đôn, thiên khí mà hạ giáng, thì địa khí tăng lên, tự nhiên hình thành đối lưu của dòng khí, đó gọi là phong khí, sự lưu động phong khí, tức là việc của trời đất, động tĩnh đều có phong khí vận hành không ngừng. Trên thực tế, từ hiện tưọng tự nhiên có thể đi vào bất cứ vật thể và không gian nào, nên Chu Tử cũng quan sát được “phong chi vi vật, vô vật bất nhân”(30). Nhưng, Lê Quý Đôn muốn lấy hiện tượng tự nhiên “phong” để tiến thêm một bước, nói về tất cả các hiện tượng tự nhiên. Điều đó đã cho thấy sự hứng khởi cao độ của ông đối với vũ trụ thiên nhiên. Theo quan điểm khoa học tự nhiên hiện nay, mặc dù những luận giải của Lê Quý Đôn còn sơ lược, nhưng ít nhất, nó đã cho chúng ta thấy vũ trụ quan của ông đằng sau những tri thức về tự nhiên đó.

Sự coi trọng phong khí của Lê Quý Đôn còn được thể hiện qua những quan sát về gió bão của ông: “Cự tự tòng cụ, vị cụ đông tây nam bắc chi phong dã. Khởi ô triều giả tam nhật, khởi ô mộ giả thất nhật. Kỳ khởi dã, tự đông tây nam bắc giả, tát tự bắc nhi tây, tự tây bắc lai giả, tất tự bắc nhi đông, binh chí vu nam ngãi tức. Vị chi lạc tây, vị chi hồi nam nhược bát lạc tây, bát hồi nam, tác du nguyệt phức tác, tác bất đối thần: nhật tác thứ nhật chỉ, dạ tác, thứ dạ chỉ. Cự nãi bất chính chi phong, đạo khí chi biến, nhi diệc hữu thường, độ như thử”(31).

Việc Lê Quý Đôn quan tâm, giải thích về gió bão cho thấy rằng, ông coi trọng suy luận về cái biến của phong khí. “Bão phong” không phải là chính phong, nhưng sự dịch chuyển của nó có theo quy luật. Kiểu giải thích này dù không phù hợp với quan diểm khoa học ngày nay, nhưng nó đã đại diện cho quan điểm tự nhiên theo luận khí hoá vũ trụ trước Cận đại, đồng thời cho thấy sự hứng thú của Lê Quý Đôn đối với “cách vật”, “chí tư”.

Ngoài việc Lê Quý Đôn dùng “phong khí” để giải thích các hiện tượng tự nhiên ra(32), ông còn rất quan tâm đến thuyết “phong thuỷ”. Lê Quý Đôn viết: “Hoành cừ bất tín phong thuỷ, nhiên hữu viết “nam phương dụng thanh nang kinh, ưu hoặc đắc chí, nam nhân thức tác địa, tương ngũ sắc tuyến thổ địa hạ, kinh niên thủ quán chi, địa khí mỹ tắc thái sắc bất biến, địa khí ác tắc biến hĩ.”. Hữu dĩ khí trữ thuỷ dưỡng tiểu ngư, địa thổ địa kinh niên, dĩ ngư sinh tử bốc địa mỹ ác(33).

Từ sau Lưỡng Hán, luận vũ trụ khí hoá dù là truyền thống của dân tộc Hoa Hạ, nhưng các nhà Nho học Tống Minh đã mở ra hướng đi riêng, lấy tư duy đạo đức tính để nhìn thế giới vạn vật. Vì thế, nhà lý luận học về lý khí nổi tiếng thời Tống là Trương Hoành Cừ (1020-1077) không tin chút nào vào thuyết phong thuỷ. Tuy nhiên, Lê Quý Đôn lại đặc biệt viện dẫn những quan sát thu được về hiện tượng tự nhiên của Trương Hoành Cừ, ý tại ngôn ngoại cho rằng thuyết phong thuỷ là phù hợp với cách nói luận khí hoá vũ trụ. Lê Quý Đôn cho rằng, thuyết y bốc, phong thuỷ, sự biến đổi phong thuỷ đều có cái lý của nó, không nên xem thường.

4. Thiên nhân hợp đức, thiên nhân cảm ứng

Lê Quý Đôn không chỉ hứng khởi với luận khí hoá vũ trụ, mà còn khẳng định tư tưởng “thiên nhân hợp đức” của Tân Nho học, đồng thời ông cũng tiếp thu tư tưởng “thiên nhân cảm ứng”. Lê Quý Đôn luận viết: “Thiên dĩ hư vi đạo, địa dĩ tính vi đạo, nhân năng hư tĩnh, phương năng hợp thiên địa chi đạo. Cái hư tắc minh bạch, tĩnh tắc quy định tâm minh lý dịnh, tham tán chi công ô thi hộ tại”(34).  Ở đây, Lê Quý Đôn không dùng âm dương để miêu tả đạo trong trời đất, mà lấy cái “hư tĩnh” để giải thích đức trong thiên hạ. Vì thế, người và trời hợp đức, người cũng nên lấy cái “hư tĩnh” hợp với cái đạo trời đất. Do hư tắc danh, tĩnh tắc định, nên “tâm minh lý định” có thể tham dự vào hoạt động của trời đất. Thực tế, cái đức “hư tĩnh”, “tâm minh lý dịnh” Lê Quý Đôn nhắc tới cũng chính là “tâm tĩnh lý minh” mà Chu Tử nhấn mạnh.

Sở dĩ, thiên nhân có thể hợp đức lại là vì cái tâm người chính, nên Lê Quý Đôn viết: “Nhân tâm chị đại, thượng khả dĩ thông thiên địa, trung khả dĩ trắc quỷ thần, hạ khả dĩ sát vạn vật, tượng số chi diệu. Tán ô hình khí, tự ô xuất hữu, tự hữu nhân vô, diểu vi chương chi gian, mặc phi đạo dã. Chính tâm nhi hậu năng chi đạo. Tri đạo nhi hậu nặng kiến cơ, kiến cơ nhi hậu năng quyền vận. Mệnh do nhân chế, phi năng chí nhân dã, thiên nhân hợp nhất lý, bát quá như thử”(35). Rõ ràng, Lê Quý Đôn nhấn mạnh tính tích cực, chủ động của chữ chính trong nhân tâm, chỉ có chính tâm thì mới biết được đạo, mới có thể làm nên cái đức thiên nhân hợp đức, thiên nhân hợp nhất. Lê Quý Đôn đặc biệt nhấn mạnh tư tưởng “thiên nhân hợp đức” của Chu Tử học.

Dù rất say mê khí hóa vũ trụ luận, nhưng Lê Quý Đôn vẫn tiếp thu thuyết “thiên nhân cảm ứng” thời Lưỡng Hán. Ông đã dùng ví dụ “nhật thực”: “Nhật thực hữu thường độ, thiên ô nhân sự chi biến, vi thưởng bất tương quan. Nhân tương vi bất thiện, nhi nguyệt hành nhân giao thực đọ giả, sứ lăng yểm, thử nhân chi khí động hốt thiên dã. Thiên tương dục âm vũ, nhi nhân tố hữu đả điệt thương giả, tiện tiên giác toan thống, thử thiên chi khí động đốt nhân dã, khả dĩ nghiệm thiên nhân nhất lý(36). Ông còn lấy mối tương cảm giữa sự biến đổi của tự nhiên khí hoá với trị loạn đạo làm ví dụ: “Khi chi sở vi, thần hốt! Vi hốt! Thành tất thư, suy tất thúc, ô mộc căn chi khí sinh khô kiến chi; thanh tất thông; trọc tất trất; ô nhân tâm chi thông ám kiến chi, doanh tất trường, thư tất tiêu, ô hải thuỷ chi triều tịch kiến chi; hoà tất hợp, quai tất ly, ô thế đạo chi trị loạn kiến chi(37).   

Lấy cái biến của nhật thực đối ứng với cái biến của nhân sự là tư duy “thiên nhân cảm ứng” điển hình thời Lưỡng Hán; từ thiên nhân chi lý kết từ hiện tượng tự nhiên là khí của nhân động tới thiên, khí của thiên động tới nhân cùng với những kinh nghiệm quan sát, tức là nói về khí hoá, không phải nói về cái đức của thiên nhân. Cũng như vậy, cái biến hoá của khí là khôn lường, âm dương trong đục tương ứng với sự thông suốt hay bế tắc của nhân tâm. Từ biến hoá tự nhiên luận đến việc trị loạn trong thế đạo đều được xây dựng trên sự cảm ứng lẫn nhau của khí biến, chứ không nói đến sự tự giác của đạo đức. Tất cả đã cho thấy rằng, tư duy “thiên nhân cảm ứng” có mối tương quan với luận khí hoá vũ trụ.

5. Quỷ thần với tiên, thích

Bất luận thuyết tiên, nhân hợp đức thời Tống Minh hay thuyết thiên nhân cảm ứng thời Lưỡng Hán đều được phản ánh trong giải thích về “quỷ thần”, Lê Quý Đôn, trong số 54 điều loại ngữ luận về lý khí, có trích dẫn thuyết Chu Tử như sau: “Chu Tử viết khuất thân lai vãng giả, khí, dã. Nhân chi khí tương thiên địa chi khí, tương tiếp vô gian, nhân tâm tài động biện tâm đạt ô khí, dư giá khí khuất thân lai vãng giả tương cảm thông. Như bốc phệ chi loại, giai thị tâm trung tự hữu thử vật, chỉ thị thuyết tâm thượng sự, thái động tức ứng””(38). Hựu viết Nhân bẩm thiên địa ngũ hành chi khí, giá khí loại tòng nhân tâm trung quá. Kim dĩ ngũ hành chi can thôi diễn nhân mạng, dư địa lý gia thôi trạch sơn lâm tướng bội, giai thị thử lý”(39). Ngu vị hộp thử nhị thuyết quán chi, tắc tiên sinh phi duy trọng bốc phệ, nhi mệnh số hình tượng chị đàm, giai tại sở bất phế hĩ. Nhị thuyết hảo biện giả thường bác chi, chung thị ô lý khí hữu quy giá; bất khả nhiệm dã(40).

Đối với những người theo Tân Nho học như Trương Hoành Cừ hay Chu Tử, quỷ thần cũng chính là sự lên xuống của khí, nên mới nói: “quỷ thần chỉ là khí”, “chẳng qua là âm dương tiêu chưởng mà thôi”(41). Ví dụ, “thần, tức là thẳng, quỷ tức là cong. Cũng như sấm chớp khi mới phóng điện thì thẳng; đến khi mưa gió qua rồi thì là thần, sấm chớp đứt rồi thì là quỷ”(42). Từ đó, có thể thấy, Chu Tử luận quỷ thần không hề có sắc thái thần bí ở trong. Còn đối với những thuyết có trong dân gian về quỷ thần, Chu Tử đối mặt bằng thái độ tiêu cực của Khổng Tử: “vị năng sự nhân, yên năng sự quỷ?”. Do đó, Chu Tử nói: “chuyện quỷ thần là tự bịa ra người thứ hai, những cái vô hình của ảnh kia, là khó lý giải, vậy cần gì phải lý giải, mà hãy lấy những cái thực hàng ngày làm bản tính cho ta”(43). Dù đứng trước những quẻ bói, Chu Tử cũng nói bằng sự thành tâm của mình. Cũng như vậy, từ ngũ hành của con người suy diễn đến mệnh của con người, các nhà địa lý suy diễn phong thuỷ, suy diễn từ khí, có lý thì có tuần hoàn. Hai đoạn văn trên của Chu Tử có trọng tâm là lấy quẻ số, thuyết mệnh số hình tượng để nói rõ về cảm ứng của cái khí. Song, Lê Quý Đôn đã mượn nó để nhấn mạnh rằng, Chu Tử coi trọng quẻ số và địa lý phong thuỷ. Vì vậy, trong luận thuyết lý khí của Lê Quý Đôn có phần thừa nhận đối với các tri thức về luận quỷ thần dân gian thần bí, quẻ số, tướng mệnh, địa lý, phong thuỷ,…(44).

Đồng thời, Lê Quý Đôn còn có thái độ bao dung đối với Đạo giáo và Phật giáo, ông viết: “Tiên gia chi thuyết, luyện hình dã; Phật gia chi thuyết, luyện thần dã. Hình thần giai tư khí dĩ lập, khí tụ tắc đạo thành, tán tắc đạo bất thành hĩ. Dĩ nhật nguyệt thí chi, tiên gia tắc như tán, Phật gia tắc như kỳ ảnh, tán hành thiên thượng, vị thuỷ bất hữu ảnh, tán thuỷ chung, vị thuỷ bất tồn”(44). Nghĩa là, theo Lê Quý Đôn, Đạo giáo chú trọng luyện hình, Phật giáo nhấn mạnh luyện thần, hình và thần xét về khí đều là thể tiếp nhận đưa vào trong khung lý luận khí hoá vũ trụ: “bẩm khí ô thiên, thành hình ô địa”. Dù Nho gia không tin thuyết “luân hồi” của Phật giáo, nhưng Lê Quý Đôn vẫn khẳng định điều này. Vì thế, Lê Quý Đôn không như các nhà Tân Nho học thời Tống Minh bài xích Phật, mà trái lại, ông coi luận lý khí là khung tư duy chung của tam giáo.

6. Sự tiếp xúc của Lê Quý Đôn với các giáo sĩ phương Tây và tri thức khoa học tự nhiên của họ

Là một đại Nho gia có tầm nhìn quốc tế, Lê Quý Đôn cũng rất đam mê các tri thức khoa học tự nhiên phương Tây được truyền bá vào Trung Quốc trong thế kỷ XVII – XVIII. Ông đã từng đọc qua các thư tịch và tri thức tự nhiên phương Tây do các hội sĩ Thiên Chúa thế kỷ XVII – XVIII truyền bá vào Trung Quốc, như Ricci Matteo (1552-1610), Aleni, P.Julin (1582-1649); Verbiest Ferdinasu (1623-1688). Ông đã dịch “Khôn dư đồ thuyết”. Điều thú vị là, ông vẫn lấy tư duy khí hoá vũ trụ truyền thống Trung Quốc để lý giải hoặc học hỏi tri thức khoa học tự nhiên của phương Tây, đồng thời vận dụng và tiếp nhận khí hoá và tư liệu truyền thống. Do đó, Lê Quý Đôn đã đưa ra sự đồng tâm, đồng lý của thánh nhân Đông – Tây, đánh giá chính diện về tri thức khoa học tự nhiên mà các giáo sĩ phương Tây mang tới, đặc biệt là cống hiến của họ về lịch pháp.

Xem tiếp >>>